Teya Salat
Bạn biết gì về biểu tượng trái tim
Mặc dù không xuất hiện trong bất kỳ hệ thống ký hiệu chính thức nào, nhưng hình trái tim vẫn là biểu tượng phổ biến và thân thuộc nhất với tất cả chúng ta
Trái tim được ghi dấu ở khắp mọi nơi trên thế giới: từ thiệp, đồ bông, đồ trang sức, quần áo, trên mây, trên bãi cát, trên cánh rừng, trong tranh vẽ đến thậm chí ở những nơi kỳ cục nhất như trên động vật, đồ lót hay…da người. Vậy bạn đã biết gì về biểu tượng của tình yêu này?


Nguồn gốc


Cho đến nay, người ta vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc thực sự của biểu tượng trái tim bởi nó không hoàn toàn giống quả tim thật của con người.


Nhiều ý kiến cho rằngnó mô phỏng trái tim của bò, rùa, lưng và cánh của bồ câu, đôi thiên nga tỏ tình. Tuy nhiên những phỏng đoán này không có cơ sở cho lắm.


Về nguồn gốc của biểu tượng trái tim, các nhà sử học đã phát hiện ra chữ tượng hình này trong hang động của người tiền sử Cro-Magnon, tuy nhiên không ai chắc chắn được ý nghĩa của nó và hình trái tim chỉ thực sự trở nên phổ biến kể từ thời Trung Cổ.


Hiện nay, các nhà khoa học có hai giả thuyết chính về nguồn gốc của biểu tượng trái tim


Từ Hạt cây Silphium


Đây là loại cây sống chủ yếu ở thành phố Cyrene, Bắc Phi và bị tuyệt chủng cách đây trên 2000 năm. Hạt của nó có hình trái tim và cây được người Hy Lạp sử dụng làm nguyên liệuđể điều chế ra loại thuốc tránh thai tự nhiên hiệu quả nhất thờibấy giờ.


Nhờ có việc trồng trọt và buôn bán cây Silphium quý giá, Cyrene đã trở thành một trong những thành phố giàu nhất ở châu Phi cho tới khi thành phố Alexandria được thiết lập. Cũng chính vì tầm quan trọng của hạt cây này, người Cyren đã khắc hình hạt cây lên đồng xu dùng làm tiền để trao đổi hàng hóa.


Vì là thuốc tránh thai nên các sử gia cho rằng hạt Silphium cóý nghĩa gắn liền với tình yêu và hình trái tim có thể cũng từ đó mà ra.


Hạt cây Silphyum và một mặt của đồng xu Cyrene khắc hình hạt cây


Từ... vòng 3 của thần tình yêu Aphrodite


Bởi quả tim thật không có chỗ lõm ở đỉnh như biểu tượng quả tim ngày nay nên qua tập hợp và nghiên cứu tài liệu, mới đây, giáo sư Galdino Pranzarone thuộc trường đại học Salem, Mỹ đưa ra giả thuyết rằng biểu tượng này có thể mô phỏng đường cong trên vòng 3 hoặc vòng 1 của nữ thần tình yêu Venus.


Venus là vị thần có vẻ đẹp chuẩn mực và cũng là biểu tượng của sắc đẹp nữ giới theo quan điểm người Hy Lạp lúc bấy giờ.


Thậm chí, người Hy Lạp ngưỡng mộ vị nữ thần này đến nỗi họ phải lập ra cả một đền thờ mang tên Aphrodite Kallipygosđể tỏ lòng tôn kính.



Ý nghĩa


Ngoài ý nghĩavề tình yêu, sự đam mê, trong một số nền văn hóa, hình trái tim còn mang nhữngý nghĩa khác.


Hình "Traitim02" là sự kết hợp giữa hình trái tim và hình mũi tên xuyên thấu thể hiện rằng bạn và người ấyđã bị mũi tên củathần Tình ái đâm trúng tim, nó cũng đồng thời khắc họa niềm hạnh phúc và nỗi đau khổ song hành trong tình yêu.



Họa tiết "Traitim03" thường xuất hiện trên quầnáo người dân Ghana ở châu Phi lại có nghĩa là Quay lại và đem về, còn hình"Traitim04" vốn là sự kết hợp của hình trái tim và chữ thập lại thể hiện niềm thương tiếc.


Trong bộ ba về niềm tin, hi vọng và lòng khoan dung của Thiên chúa giáo, chữthập là biểu tượng của niềm tin, cái mỏ neo là biểu tượng củahy vọng và trái tim biểu tượng cho lòng khoan dung.


Khi hình trái tim đi kèm với ngôi sao 5 cánh trong các poster quảng cáo hay những sự kiện tập thể thì nó lại cóý nghĩa tiệc tùng, lễ hội, sự vui vẻ.


Còn hình trái tim lộn ngược"Traitim05
" trong tiếng Ba Tư (Persian) hay Urdu, hai biến thể của tiếng Ả Rập thì lại có nghĩa là số 5.


Còn người Thụy Điển thời xưa lại coi hình"Itim06
" nghĩa là “đi cầu” bởi nó là ký hiệu trước cửa nhà vệ sinhdành cho cả nam và nữ!
Trang chủ