Thuật thôi miên là gì Thuật thôi miên là một nghệ thuật có thể làm thay đổi hoặc kiểm soát trạng thái tinh thần của một người đến mức người đó phải làm theo các chỉ thị của người thôi miên. Người ta đã áp dụng thuật thôi miên từ thời cổ xưa để thể hiện quyền lực bíhiểm, phép thần thông. Một bác sĩ người Áo, Franz A.Mesmer, khởi xướng một cuộc nguyên cứu khoa học về thuật thôi miên. Suốt một thời gian dài người ta biết được thuật thôi miên dưới cái tên là "mesmerism" . Từ"hypnotism" ( thuật thôi miên) được Jame Braid, một bác sĩ người Scotland, sử dụng đầu tiên vào năm 1840. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. "Hypnos" có nghĩa là "trạng thái ngủ". Thật vậy, một người bị thôi miên giống như người bị mơ mơ màng màng. Đầu óc của người đó bị tác động đến nỗi có thể làm bất cứ điều gì theo chỉ thị của người thôi miên. Lực thôi miên được những người có ý chí mạnh mẽ sử dụng. Một người sắp sửa bị thôi miên được yêu cầu ngồi trong một phòng tối. Sau đó người thôi miên bảo người đó ngồi thư giãn thoải mái với một giọng nói khẽ lặp đi lặp lại. Kế đến người đó được yêu cầu tập trung chú ý và để mắt vào một vật gì đó, khi nhìn vào một vật một lúc lâu thì mắt bắt đầu mỏi dần ; lúc đó họ được yêu cầu nhắm mắt lại. Bây giờ người này đang trong trạng thái ngủ. Lúc ấy, nhà thôi miên mới bắt đầu đưa những chỉ thị cho ông ta. Ông ta hiện đang bị thôi miên và làm bất cứ điều gì mà nhà thôi miên yêu cầu. Thuật thôi miên có thể làm một người cảm thấy như thể mình bị mù, câm hoặc điếc. Nó có thể làm cho người ta run lẩy bẩy. Thuật thôi miên có thể được sử dụng để làm cho người ta bị hoảng sợ. Một người bị thôi miên có thể làm những điều mà người đó sẽ không bao giờ làm ở lúc tỉnh và khi người đó tỉnh lại thì không thể nhớ được những gì mình đã làm khi bị thôi miên. Thuật thôi miên là một trong những phương pháp giải phẫu không gây mê. Thuật thôi miên có thể áp dụng cho chính bản thân mình. Đó gọi là thuật tự thôi miên. Thuật thôi miên không phải là một trò chơi : Nó có thể rất nguy hiểm khi một người không được huấn luyện kỹ càng lại đem ra áp dụng. (nguồn: sưu tầm từ internet) Trang chủ